Giới thiệu Miếng Gạc HETIS Alginate Silver kháng khuẩn - Thấm hút dịch, liền thương nhanh, chế sự phát triển của vi khuẩn SCA100100
HETIS SILVER ALGINATE - GẠC ALGINATE KHÁNG KHUẨN
Gạc Alginate kháng khuẩn là gạc không dệt, được chiết xuất từ rong biển với sự kết hợp các ion bạc trong gạc. Nhờ tính năng ưu việt của bạc giúp nó có khả năng kháng khuẩn hiệu quả đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên vết thương, hiệu quả trong việc điều trị các vết thương mãn tính.
HETIS SILVER ALGINATE là gạc Alginate kháng khuẩn không dệt được chiết xuất từ rong biển với sự kết hợp các ion bạc (nồng độ bạc: 0,85 – 1,05% wt) giúp gạc có khả năng kháng khuẩn. Các ion bạc giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên vết thương.
- Gạc có khả năng hấp thụ lượng lớn dịch và các vi sinh vật có trong dịch vết thương, gấp 15-20 lần trọng lượng gạc. Khi tiếp xúc với vết thương, gạc hấp thụ dịch và lập tức tạo thành một màng gel sinh học giúp duy trì môi trường ẩm và kích thích quá trình phát triển mô hạt thúc đẩy cho quá trình chữa lành vết thương. Nhờ lớp gel được tạo ra nên gạc không dính vào vết thương, giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không gây đau mỗi lần thay gạc.
- Gạc còn có tác dụng cầm máu ở những mạch máu nhỏ do giải phóng các ion canxi vào vết thương.
- Sản phẩm được tiệt khuẩn, mỗi miếng đựng trong từng bao riêng vô trùng.
- Sản phẩm có nhiều kích thước khác nhau, thuận tiện cho việc sử dụng.
CHỈ ĐỊNH
Gạc HETIS SILVER ALGINATE được chỉ định dùng cho các vết thương cấp tính và mãn tính, tiết lượng dịch từ trung bình đến nhiều, các vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao như:
- Vết thương sau phẫu thuật.
- Vết thương do chấn thương.
- Vết loét chân do tiểu đường, loét bàn chân, loét áp lực,…
- Vùng ghép da.
- Vết bỏng một phần như bỏng độ 2.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không sử dụng cho những bệnh nhân nhạy cảm với alginate và bạc.
- Không sử dụng cho vết bỏng nặng như bỏng độ 3.
- Không sử dụng cho vết thương chảy nhiều máu.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Rửa sạch vết thương và các vùng xung quanh bằng dung dịch chuyên dụng.
2. Lau khô vết thương bằng bông, gạc vô khuẩn.
3. Chọn gạc phù hợp với từng vị trí, kích thước và hình dáng của vết thương.
4. Lấy gạc ra khỏi bao gói, sau đó đặt gạc lên vị trí trung tâm của vết thương, đảm bảo phần gạc che phủ toàn bộ vết thương cũng như bao trùm lên cả phần da xung quanh.
5. Sử dụng băng thứ cấp (gạc film hoặc băng cuộn) để bảo vệ và cố định gạc.
6. Thường xuyên theo dõi tình trạng của gạc và vết thương
7. Tần suất thay gạc phụ thuộc vào tình trạng vết thương và mức độ tiết dịch của vết thương và theo chỉ định của bác sĩ điều trị (có thể sử dụng gạc lên đến 7 ngày).
8. Khi thay băng, nếu gạc dính vào vết thương, sử dụng nước muối sinh lý để làm ướt gạc trước khi tiến hành tháo bỏ.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG
Có thể xuất hiện hiện tượng dị ứng với thành phần của băng ở một số bệnh nhân.
Thận trọng khi sử dụng với khối u hoặc vết thương có lộ mạch máu vì khi loại bỏ có thể gây chảy máu.
Gạc có thể bị dính nếu sử dụng với vết thương khô hoặc không đủ dịch để tạo gel. Nếu gạc dính vào vết thương thì làm ướt gạc bằng
Giá CHER